spot_img

Tiểu sử Lý Băng Băng

Lý Băng Băng bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1994 và cho đến nay đã gặt hái được những thành tựu đáng kể trong lĩnh vực phim truyền hình cũng như điện ảnh. Các bộ phim truyền hình đáng chú ý của cô bao gồm Thiếu niên Bao Thanh Thiên (2000), Thiếu niên Trương Tam Phong (2001), Huy nương Uyển Tâm (2005), và Tái sinh duyên (2006).

Trên màn ảnh rộng, Lý Băng Băng được biết đến qua các phim Tết đến về nhà (1998), Thiên hạ vô tặc (2004), Đợi chờ cô đơn (2005), Vân thủy dao (2006), Vua Kung Fu (2008), Phong thanh (2009), và Địch Nhân Kiệt thông thiên đế quốc (2010).

ly-bang-bang-sau.jpg

(Lý Băng Băng)

Lý Băng Băng từng trình bày một số ca khúc nhạc phim và đã phát hành một album nhạc vào năm 2008. Ngoài ra, cô còn giữ một số chức vụ như đại sứ văn hóa Hàn Quốc tại Trung Quốc,[3] đại sứ thiện chí của Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc UNEP, và đại sứ toàn cầu của Giờ Trái Đất – sự kiện quốc tế hằng năm của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF.

Thông tin

– Tên khai sinh: Lý Băng Băng

– Nguyên quán: Tấn Trung, Sơn Tây, Trung Quốc

– Ngày sinh: 27/02

– Nơi sinh: Cáp Nhĩ Tân, Hắc Long Giang, Trung Quốc

– Tên khác: Li Bingbing, Lee Bingbing

– Nghề nghiệp: Diễn viên

Sơ lược tiểu sử

Lý Băng Băng sinh ngày 27/2/1976 (có nguồn cho là 27/2/1973) tại Ngũ Thường, thành phố Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Tuy sinh ra trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật (mẹ cô là nghệ sĩ Bình Kịch) nhưng Băng Băng lại được cha mẹ định hướng theo nghề giáo viên. Cô từng học tại một trường trung học sư phạm và đã đi dạy khoảng một năm trước khi quyết định chuyển hướng sang nghiệp diễn xuất. Băng Băng tốt nghiệp khoa Kịch nghệ của Học viện Hí kịch Thượng Hải khóa 1993-1997 và chính thức gia nhập làng nghệ thuật Trung Hoa từ năm 1994, bắt đầu với một số vai phụ trên phim truyền hình lẫn phim điện ảnh.

Sự nghiệp

Giai đoạn ban đầu (1994 – 1999)

Lý Băng Băng xuất hiện lần đầu tiên trên màn ảnh nhỏ với một vai phụ trong phim Nhất lộ đẳng hậu (1994) cùng với Nhậm Tuyền khi cô đang học năm thứ hai tại Học viện Hí kịch Thượng Hải. Sau một loạt các thử nghiệm lớn nhỏ, đến năm 1999, những nỗ lực của Băng Băng đã được ghi nhận khi vai diễn trong phim điện ảnh Tết đến về nhà mang lại cho cô giải nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại LHP Quốc tế Singapore. Bộ phim đã gây được tiếng vang lớn tại nhiều lễ trao giải quốc tế, trong đó có giải đạo diễn xuất sắc cho Trương Nguyên tại LHP Venice lần thứ 56.

Giai đoạn thành danh qua phim truyền hình (2000 – 2006)

Lý Băng Băng trở thành gương mặt quen thuộc với khán giả truyền hình qua các vai nữ hiệp trong Thiếu niên Bao Thanh Thiên, Thiếu niên Trương Tam Phong, Bát đại hào hiệp hoặc những vai sôi nổi, hài hước như trong Đại náo Kim các tự, Thám hoa xòe quạt và Trường kiếm tương tư. Trong khoảng thời gian này, các vai diễn của Băng Băng bắt đầu trở nên đa dạng, phức tạp và mang tầm ảnh hưởng lớn hơn trong các bộ phim. Vai “Uyển Tâm” của cô trong phim Huy nương Uyển Tâm là hình ảnh một người phụ nữ nông thôn những năm 30 tháo vát, giỏi giang, hiếu thuận và biết chu toàn mọi việc trong gia đình. Từ trước nay do những khác biệt về văn hóa nên những phim miền Nam của Trung Quốc sản xuất thường không gây được sự chú ý của khán giả miền Bắc, nhưng khi phim trình chiếu đã thu hút một lượng lớn khán giả, vượt cả phim Nàng Dae Jang Geum của điện ảnh Hàn Quốc, trở thành phim ăn khách nhất của đài trung ương CCTV trong năm 2006. Bộ phim truyền hình gần đây nhất có sự tham gia của cô là Tái sinh duyên với vai nàng Mạnh Lệ Quân kiên định, mạnh mẽ đã nhận được nhiều lời khen ngợi của khán giả truyền hình.

Giai đoạn tập trung vào phim điện ảnh (2005 – nay)

Năm 2005, Lý Băng Băng với vai Tiểu Diệp – một nữ tặc dáng vẻ ngạo mạn, ngang tàng trong phim Thiên hạ vô tặc đã nhận được đề cử Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải Kim Kê – Bách Hoa. Đến năm 2006 vai diễn trong phim Đợi chờ cô đơn (Waiting alone) đã giúp Băng Băng có tên trong danh sách đề cử Nữ viên viên chính xuất sắc nhất tại giải Kim Kê – Bách Hoa nhưng một lần nữa cô để vuột mất giải thưởng danh giá này.

Tại LHP Hoa Biểu lần thứ 12 (tháng 8/2007) và LHP Kim Kê – Bách Hoa lần thứ 17 (đầu năm 2008), vai diễn trong phim Vân thủy dao đã mang về cho Lý Băng Băng các giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất sau nhiều năm chờ đợi.[9][10] Trong phim, Băng Băng vào vai Vương Kim Đệ – một nữ y tá Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc hoạt bát, năng động, là đại diện của một thế hệ trẻ tràn đầy sức sống và tình yêu thương trong thời kỳ chiến tranh.

Lý Băng Băng từng bỏ lỡ cơ hội hợp tác với Thành Long trong phim Giờ cao điểm 3 vì trình độ Anh ngữ của cô lúc đó còn hạn chế. Một năm sau đó (2008), Băng Băng đã vượt qua nhiều ứng viên nặng ký để nhận vai phản diện Bạch Phát Ma Nữ trong phim điện ảnh được Hollywood đầu tư kinh phí lớn Vua Kung Fu, và hơn nữa cô còn được hợp tác với hai cao thủ võ thuật trong làng giải trí là Thành Long và Lý Liên Kiệt. Cũng trong năm này, Băng Băng và Chu Du Dân của nhóm F4 vào các vai chính trong bộ phim tình cảm Hồ điệp phi của đạo diễn Đỗ Kỳ Phong, tuy nhiên phim đã không được đánh giá cao so với tên tuổi của vị đạo diễn người Hồng Kông này.

Năm 2009, Lý Băng Băng đã được vinh danh với giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại lễ trao giải Kim Mã lần thứ 46 được tổ chức ở Đài Bắc cho vai diễn của cô trong bộ phim về đề tài tình báo ly kỳ trong Chiến tranh Trung-Nhật: Phong thanh. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết Ám toán của nhà văn Mạch Gia, với sự tham gia của các diễn viên nổi tiếng khác như Chu Tấn, Huỳnh Hiểu Minh, và Trương Hàm Dư.

Tác phẩm được ra mắt vào tháng 7/2010 của Lý Băng Băng là bộ phim điện ảnh hành động Chậm thì chết (Triple tap), với sự hợp tác của một số ngôi sao Hồng Kông như Cổ Thiên Lạc, Ngô Ngạn Tổ, và Thái Trác Nghiên. Vào tháng 9/2010, cô vào vai Thượng Quan Tịnh Nhi (dựa theo hình tượng của Thượng Quan Uyển Nhi – nhân vật được xem là nữ thừa tướng đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa) trong bộ phim trinh thám – hành động cổ trang Địch Nhân Kiệt thông thiên đế quốc của đạo diễn Từ Khắc, cùng sự xuất hiện của hai diễn viên Hồng Kông kỳ cựu là Lưu Đức Hoa và Lưu Gia Linh.

Bộ phim phát hành vào tháng 7/2011 mang tên Tuyết Hoa và cây quạt bí mật (Snow Flower and the secret fan) được cải biên từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nữ văn sĩ người Mỹ gốc Hoa Lisa See, và cũng là phim nói tiếng Anh đầu tiên mà Lý Băng Băng đảm nhiệm vai chính. Vào tháng 9 và 10/2011, bộ phim Cách mạng Tân Hợi mà cô tham gia với vai trò nữ chính (đồng thời là nhà đồng sản xuất) được trình chiếu cùng lúc tại châu Á và Bắc Mỹ trong dịp lễ kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng Tân Hợi. Thành Long kiêm vai trò đồng đạo diễn, đồng sản xuất, và diễn viên nam chính trong phim.

Các phim sẽ ra mắt vào năm 2012 của Lý Băng Băng bao gồm video ca nhạc Cúc hoàng trà ngữ (hợp diễn cùng Quách Phú Thành), phim hài lãng mạn Ngã nguyện ý (cùng các diễn viên Tôn Hồng Lôi, Đoạn Dịch Hoành), và phim hành động giả tưởng của Mỹ Resident Evil: Retribution.

Âm nhạc

Đĩa đơn

– 2003: “Hoa viên”

– 2005: “Cơ tích” (Miracle) với các nghệ sĩ của Hoa Nghị

– 2005: “When you kiss me”

– 2006: “Tới một thế giới tràn đầy tình yêu” với các nghệ sĩ của Hoa Nghị

– 2006: “Tri đạo bất tri đạo” (Biết hay không) (cover)

– 2007: “Xướng hưởng thế giới” với các nghệ sĩ của Haidie

– 2007: “Bing Bing”

– 2008: “Chúng tôi có tình yêu” với các nghệ sĩ Hoa Nghị

– 2008: “Lời hứa” với các nghệ sĩ TQ

– 2008: “Mama baby”

Album nhạc

– 2008: “Myself”

Các bài hát trong phim

– 2001: Ca khúc “Tâm nhi hồi du” mở đầu phim Dã A Đầu

– 2002: Ca khúc “Nhi nữ tư tình” mở đầu phim Thám hoa xòe quạt (song ca với Tô Vĩnh Khang)

– 2006: Ca khúc “Huy nương Uyển Tâm” cuối phim Huy nương Uyển Tâm

– 2007: Ca khúc “Chỉ còn hồi ức” chủ đề phim Hồ điệp phi

– 2008: Ca khúc “Dao viễn ái” quảng bá phim The children of Huangshi tại TQ

– 2008: Ca khúc “Dự cảm” chủ đề phim Vua Kung Fu (song ca với Lý Cửu Triết)

Giải thưởng điện ảnh

– 2000: Nữ diễn viên xuất sắc nhất – phim Tết đến về nhà (LHP Quốc tế Singapore lần thứ 13)

– 2005: Nữ diễn viên được yêu thích nhất – phim Thiên hạ vô tặc (LHP Sinh viên lần thứ 12)

– 2005: (Đề cử) nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất – phim Thiên hạ vô tặc (giải Kim Kê – Bách Hoa lần thứ 14)

– 2006: (Đề cử) nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Đợi chờ cô đơn (giải Kim Kê – Bách Hoa lần thứ 15)

– 2007: (Đề cử) nữ diễn viên xuất sắc nhất – phim Vân thủy dao (LHP Sinh viên lần thứ 14)

– 2007: (Đề cử) nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Vân thủy dao (giải Kim Mã lần thứ 44)

– 2007: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Vân thủy dao (LHP Hoa Biểu lần thứ 12)

– 2007: Nữ diễn viên chính trong phim điện ảnh – phim Vân thủy dao (giải Kim Phượng Hoàng lần thứ 11)

– 2008: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Vân thủy dao (giải Kim Kê – Bách Hoa lần thứ 17)

– 2009: Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Phong thanh (giải Kim Mã lần thứ 46)

– 2009: (Đề cử) nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Phong thanh (LHP Châu Á lần thứ 4)

– 2010: (Đề cử) nữ diễn viên chính xuất sắc nhất – phim Phong thanh (LHP Sinh viên Bắc Kinh lần thứ 17)

Các giải thưởng khác

– 2003: Giải thưởng dành cho Nữ diễn viên có phong cách nhất trong Liên hoan 2003 巨星炫风 MTV

– 2003: Giải thưởng dành cho hình tượng cá tính tại lễ trao giải Channel Young

– 2004: Giải thưởng Nữ diễn viên thời thượng tại lễ trao giải Channel Young

– 2004: Giải thưởng dành cho Nghệ sĩ có phong cách đột phá nhất trong Liên hoan 2004 MTV 超级盛典

– 2004: Giải thưởng Nữ diễn viên có phong cách thời trang quyến rũ nhất trong cuộc bầu chọn trên toàn quốc

– 2006: Nhận giải thưởng Nghệ sĩ được chú ý nhất năm tại lễ trao giải BQ 2006

– 2007: Xếp thứ 2 trong top 10 biểu tượng phát ngôn giá trị nhất Châu Á

– 2007: Nữ diễn viên phong cách nhất Trung Quốc tại MTV Style Gala

– 2007: Top 10 ngôi sao tích cực làm từ thiện và ngôi sao có sức ảnh hưởng nhất trong việc làm từ thiện do tạp chí Bazzar trao tặng

– 2007: Nhận danh hiệu “Bắc Kinh thanh niên tiên phong” do báo Beijing Youth trao tặng tại lễ trao giải BQ 2007

– 2008: Nghệ sĩ đột phá của năm do độc giả mạng Sina bình chọn

– 2008: Danh hiệu ngôi sao sành điệu nhất tại lễ trao giải Cosmo Beauty

– 2008: Top 10 ngôi sao tích cực làm từ thiện do tạp chí Bazzar trao tặng

– 2008: Giải thưởng Ngôi sao có lối sống lành mạnh do độc giả và các chuyên gia của tạp chí Psychologies (Trung Quốc) bầu chọn

– 2008: Xếp thứ 6 trong danh sách “50 người đẹp nhất Trung Quốc” của Beijing News.

– 2008: Giải thưởng “Ngôi sao thời trang từ thiện” tại ELLE Style Awards

– 2009: Giải thưởng “Phụ nữ thời trang của năm” tại “Lễ hội thời trang phụ nữ của Cosmopolitan lần thứ 3”

– 2009: Xếp thứ 9 trong danh sách “50 người đẹp nhất Trung Quốc” của Beijing News

– 2009: Top 10 ngôi sao tích cực làm từ thiện do tạp chí Bazzar trao tặng

– 2010: Giải thưởng “Thành tựu của phụ nữ Trung Quốc năm 2009”

– 2010: Top 10 ngôi sao tích cực làm từ thiện do tạp chí Bazzar trao tặng

– 2010: Xếp thứ 21 trong danh sách của “Forbes Trung Quốc”

– 2010: Giải thưởng “Anh hùng bảo vệ môi trường năm 2010” (“Eco Hero”)

– 2011: Nữ nghệ sỹ đẹp nhất Cannes 2011 do trang web redcarpet-fashionawards.com bình chọn.

– 2011: Giải “Nữ minh tinh của năm” tại Hội nghị Triển lãm Điện ảnh Châu Á 2011.

Đại diện hình ảnh

– 2003: Đại sứ hình ảnh của du lịch Hồng Kông

– 2004: Đại diện tổ chức bảo vệ môi trường Trung Quốc

– 2004: Đại diện phát ngôn của UNICEF

– 2005: Hình tượng phát ngôn cho cuộc vận động dải băng màu hồng phòng ngừa ung thư vú

– 2006: Cố vấn danh dự của Hội điện ảnh Đại học Bắc Kinh

– 2007: Hình tượng phát ngôn của tuần báo “Bắc Kinh thanh niên” 2007

– 2008: Tham gia rước đuốc Thế vận hội Bắc Kinh 2008

– 2008: Đại sứ trao đổi văn hóa Hàn Quốc – Trung Quốc

– 2008: Đại sứ quảng bá hình ảnh của thành phố Seoul

– 2009: Đại sứ Giờ Trái Đất tại Trung Quốc

– 2009: Đại sứ hình ảnh chính thức và chủ tịch danh dự của Sustainable Innovation Student Competition (SISC)

– 2009: Đại sứ tuyên truyền cho dự án “Một triệu khu rừng” của tổ chức khí hậu quốc tế tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

– 2009: Đại sứ thiện chí trong hội chợ triển lãm thế giới tại Thượng Hải năm 2010

– 2009: Đại sứ hành động của chương trình “Community Easy Go : Star Community Love Follows” tháng 10 do Sohu tổ chức.

– 2009: Danh hiệu “China Top Ten Green newsmaker”

– 2009: Danh hiệu “Đại sứ tích cực nhất” của Cơ quan bảo vệ môi trường Australia

– 2009: Danh hiệu “Nhân vật có cống hiến kiệt xuất trong việc bảo vệ môi trường của Trung Quốc” của Tổ chức môi trường công cộng

– 2009: Đại sứ toàn cầu của Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên WWF

– 2009: Thành viên chính thức của Hiệp hội Điện Ảnh Trung Quốc

– 2009: Ủy viên danh dự của hội cố vấn năng lượng sạch hợp tác Trung – Mỹ.

– 2009: Đại sứ tình thương của chương trình giáo dục bảo vệ “Trái tim phụ nữ”

– 2010: Đại sứ toàn cầu đầu tiên của “Giờ Trái Đất”

– 2010: Đại sứ thiện chí của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc UNEP (Đầu tiên ở Châu Á, thứ năm trên thế giới)

– 2011: Đại diện phát ngôn của chương trình “Trung Quốc Ái”

– 2011: Đại sứ Chung kết UEFA Champions League 2011

http://tw.weibo.com/libingbing


spot_img

Must Read

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here