- Ngày sinh: 10/09/1960
- Nơi sinh: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định
Ông Đinh La Thăng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X, XI và XII, đại biểu Quốc hội các khoá XI và XIII, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) từ ngày 3 tháng 8 năm 2011. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thời là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5 tháng 2 năm 2016 kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận Tải.
1. Học vấn
Trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (nay là Học viện Tài chính). Ông có học vị tiến sĩ.
Bộ trưởng Đinh La Thăng học lớp K16-24 (Ngành Kế toán Xây dựng cơ bản).
2. Quá trình công tác
- 1983 – 1988: công tác tại Công ty Cung ứng Vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà, là Kế toán viên, Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng công ty, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn, Bí thư Đoàn thanh niên Công ty.
- 1989 – 1994: Phó kế toán trưởng, Kế toán trưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng uỷ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Bí thư Đoàn Thanh niên Tổng công ty Xây dựng thuỷ điện Sông Đà, Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng.
- 1995 – tháng 3 năm 2001: Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty Sông Đà; Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Tháng 4 năm 2001 – tháng 10 năm 2003: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Sông Đà. Đại biểu Quốc hội Khoá XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội. Ủy viên Trung ương Hội Kế toán Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kế toán ngành Xây dựng, Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Xây dựng Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
- Tháng 11 năm 2003 – tháng 12 năm 2005: Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế; đại biểu Quốc hội Khoá XI, Ủy viên Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội.
- Ông đã được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) vào ngày 5 tháng 10 năm 2005. Từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 12 năm 2008, ông là Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông còn là đại biểu Quốc hội Khoá XI, Uỷ viên Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội, Phó Bí thư Đảng ủy cơ quan Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Từ tháng 12 năm 2008: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
- Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Đinh La Thăng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Ông là đại biểu Quốc hội khóa XIII.
- Tại Kỳ họp thứ nhất, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Quốc hội khóa XIII ngày 3 tháng 8 năm 2011 phê chuẩn ông làm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Việt Nam) với tỷ lệ phiếu ủng hộ đạt 71,2%.
Tháng 1 năm 2016 tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, Đinh La Thăng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị.
Ngày 5 tháng 2 năm 2016, ông được Bộ Chính trị phân công giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được Thủ tướng chấp nhận thôi phụ trách Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị PetroVietnam
Ông Đinh La Thăng, người giữ chức Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Hội đồng quản trị và sau này là Chủ tịch Hội đồng thành viên PetroVietnam từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 8 năm 2011.
4. Bộ trưởng Bộ giao thông
Phát biểu khi nhậm chức
Phát biểu với báo giới sau khi được Quốc hội phê chuẩn vào chức bộ trưởng, ông cho rằng:
“Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội.”
“Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết ba khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt ba vấn đề trên”… “Tôi cho rằng khi đất nước có đủ điều kiện thì mới làm đường sắt cao tốc. Trong 5 năm tới nếu kinh tế phát triển đến mức độ nào đó thì sẽ làm đường sắt cao tốc, còn nếu chưa được như vậy thì phải tính toán ở thời điểm khác thích hợp hơn”. “Bộ Giao thông sẽ ưu tiên đầu tư đường bộ cao tốc Bắc Nam, nâng cấp đường sắt hiện có, cân đối phát triển đường quốc lộ, tỉnh lộ, giao thông nông thôn.”
Tiêu hủy xe đua
Đầu tháng 10 năm 2011, khi được biết thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị phải tịch thu phương tiện của các đối tượng tham gia đua xe, ông đồng tình với việc phải xử lý nghiêm hành vi trên và bản thân từng kiến nghị không chỉ tịch thu mà phải tiêu hủy phương tiện đua xe. Tuy nhiên, đề xuất này không chấp thuận vì nhiều ý kiến cho rằng đây là việc làm lãng phí.
Thay đổi giờ làm việc công sở và giờ học
Từ tháng 10 năm 2011, Ông Đinh La Thăng đã đề xuất lên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lịch trình thay đổi giờ làm công sở, giờ học các trường trung học phổ thông để giảm ùn tắc giao thông, thử nghiệm trước hết tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hà Nội đã thay đổi giờ học các trường phổ thông từ ngày 1 tháng 2 năm 2012, trong đó các học sinh đi học từ 7 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy
Tháng 11 năm 2011,Ông Đinh La Thăng đã đề nghị Quốc hội Việt Nam bố trí khoản ngân sách 40.000 tỷ đồng, thu vượt từ dầu thô, cho các công trình trọng yếu của ngành giao thông vì “Hiện Bộ GTVT không còn tiền để đầu tư hạ tầng“.
Để tránh ùn tắc giao thông và quá tải của đường phố, cùng với việc đổi giờ làm việc và giờ học, ông Thăng còn đề xuất hạn chế xe cá nhân và tăng phí lưu thông ô tô và xe máy, như thu phí lưu thông xe máy 500.000 đến 1 triệu đồng/năm và phí lưu thông ô tô từ 20 dến 50 triệu đồng/năm. Theo ông thì “việc thu phí lưu hành để sử dụng vào nhiều mục đích, nên người sử dụng phương tiện cá nhân phải có đóng góp cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, và thực hiện các giải pháp giảm tai nạn giao thông. Với các thành phố lớn, thường xuyên ùn tắc, đã có thu thêm phí vào nội đô”. Cũng theo ông Thăng, thông điệp của Thủ tướng Chính phủ cũng như thông điệp của ngành giao thông là “hành động và hành động”, và không thể nói các giải pháp mà không hành động được.
Cách chức tổng giám đốc công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội
Ngày 3 tháng 2 năm 2016, Đinh La Thăng đã ký Văn bản số 1484 kiểm điểm cán bộ thuộc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam trong việc giao cho các đơn vị đường sắt trực tiếp thương thảo, ký hợp đồng và làm thủ tục mua toa xe đã qua sử dụng của Trung Quốc, đồng thời chỉ đạo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho ông Nguyễn Viết Hiệp thôi làm người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội; chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội cách chức Tổng giám đốc đối với ông Nguyễn Viết Hiệp. Trước đó, Công ty cổ phần Vận tải Đường sắt Hà Nội đã trình phương án mua lại hơn 160 toa xe cũ từ Trung Quốc lên Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
5. Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh
Phát biểu khi nhậm chức
Khi phát biểu tại lễ công bố quyết định của Bộ Chính trị, ông chia sẻ
Kể từ giờ phút này, toàn bộ tâm trí của tôi sẽ dành cho một việc duy nhất là cùng với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh kế tục một cách xứng đáng sự nghiệp vẻ vang của thành phố.
Quá trình công tác
Nhận chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 5 tháng 2 năm 2016 nên sau kỳ nghỉ Tết, ngay từ đầu năm ông đã chỉ đạo ngưng chúc tụng đầu năm, tập trung vào việc cũng như chỉ đạo thành lập đường dây nóng, phải giảm tội phạm trong vòng ba tháng….
Câu nói
“Nếu anh muốn tự do như người dân bình thường, đừng làm lãnh đạo nữa.”
“Thông điệp của Thủ tướng Chính phủ, cũng như thông điệp của ngành giao thông là hành động và hành động. Không thể nói các giải pháp mà không hành động được. Quan điểm của Bộ Giao thông là khẩn trương quyết liệt và hiệu quả…”
Bị bắt và khởi tố
Ngày 8 tháng 12 năm 2017, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV thông qua việc khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh La Thăng, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Đinh La Thăng về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Thông tin thêm Wiki đinh la thăng
Đinh La Thăng | |
---|---|
Chức vụ |
|
Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải |
|
Nhiệm kỳ | 3 tháng 8 năm 2011 – 8 tháng 4 năm 2016 4 năm, 249 ngày |
Tiền nhiệm | Hồ Nghĩa Dũng |
Kế nhiệm | Trương Quang Nghĩa |
Vị trí | Việt Nam |
Thứ trưởng | Nguyễn Hồng Trường Phạm Quý Tiêu Nguyễn Ngọc Đông Nguyễn Văn Công Lê Đình Thọ Nguyễn Văn Thể Nguyễn Nhật (từ 9/6/2015) |
|
|
Nhiệm kỳ | 10 tháng 5 năm 2017 – 9 tháng 5 năm 2018 364 ngày |
Trưởng ban | Nguyễn Văn Bình |
|
|
Nhiệm kỳ | 2016 – 2017 |
Tiền nhiệm | Huỳnh Thành Lập |
Kế nhiệm | Nguyễn Thiện Nhân |
|
|
Nhiệm kỳ | 5 tháng 2 năm 2016 – 10 tháng 5 năm 2017 1 năm, 94 ngày |
Tiền nhiệm | Lê Thanh Hải |
Kế nhiệm | Nguyễn Thiện Nhân |
Phó Bí thư | Tất Thành Cang Nguyễn Thành Phong Nguyễn Thị Quyết Tâm Võ Thị Dung |
|
|
Nhiệm kỳ | 27 tháng 1 năm 2016 – 7 tháng 5 năm 2017 1 năm, 100 ngày |
Tổng Bí thư | Nguyễn Phú Trọng |
|
|
Nhiệm kỳ | 15 tháng 5 năm 2017 – 14 tháng 5 năm 2018 364 ngày |
Chủ tịch Quốc hội | Nguyễn Thị Kim Ngân |
|
|
Nhiệm kỳ | 2011 – 2016 |
Chủ tịch Quốc hội | Nguyễn Sinh Hùng |
Phó Chủ tịch | Nguyễn Thị Kim Ngân Tòng Thị Phóng Uông Chu Lưu Huỳnh Ngọc Sơn |
|
|
Nhiệm kỳ | 2008 – 2011 |
Kế nhiệm | Phùng Đình Thực |
|
|
Nhiệm kỳ | 5 tháng 10 năm 2005 – 2008 |
Kế nhiệm | chức vụ hủy bỏ |
|
|
Nhiệm kỳ | 2002 – 2007 |
Chủ tịch Quốc hội | Nguyễn Văn An Nguyễn Phú Trọng |
Phó Chủ tịch | Nguyễn Phúc Thanh Nguyễn Văn Yểu Trương Quang Được |
|
|
Nhiệm kỳ | tháng 4 năm 2001 – tháng 10 năm 2003 |
Thông tin chung |
|
Sinh | 10 tháng 9, 1960 (61 tuổi) xã Yên Bình, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa |
Nơi ở | Hà Nội[cần dẫn nguồn] |
Nghề nghiệp | chính khách |
Dân tộc | Kinh |
Tôn giáo | Không |
Đảng phái | Đảng Cộng sản Việt Nam (Bị khai trừ ngày 9/5/2018) |
Gia quyến | Đinh Mạnh Thắng (em trai) |
Cha | Đinh Văn Nhu |
Học vấn | Tiến sĩ Kinh tế |
Học trường | Học viện Tài chính |