spot_img

Tiểu sử diễn viên hài Bảo Chung

Bảo Chung, tên thật Nguyễn Văn Lâm (sinh ngày 4 tháng 8 năm 1955) là một diễn viên hài. Khởi đầu từ bộ môn cải lương giống như những nghệ sĩ hài gạo cội khác của miền Nam như Bảo Quốc, Lê Vũ Cầu, Mỹ Chi,… Bảo Chung tình cờ được làm quen với hài kịch sân khấu và sau đó nhanh chóng tạo được dấu ấn với khán giả nhờ tài năng và một phần là do điệu cười độc đáo học của danh hài Văn Chung.

Bao Chung

Những tiểu phẩm của ông thường có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu, đả kích những tiêu cực, tham nhũng của xã hội, và thường rất được yêu thích. Ông từng được khán giả bầu chọn là “Một trong 10 danh hài được yêu thích nhất” trong năm 1992 và 2 lần được trao huy chương vàng trong cuộc thi “Danh hài Thành phố Hồ Chí Minh” trong 2 năm 1996 và 2000.

Bảo Chung sinh ngày 4 tháng 8 năm 1955 tại quê mẹ ở huyện Bình Chánh, ngoại thành Sài Gòn. Lên 6 tuổi, ông được cha mẹ gửi vào chùa làm chú tiểu để học kinh Phật. Năm 1968, khi 13 tuổi ông trốn chùa để xin đi theo đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ của ông bầu Quang Phục khi đó đang diễn tại chợ Bình Chánh. Tại đoàn Bảo Chung học ca cổ nhạc, đóng vai quân sĩ, chạy cờ rồi về sau được đôn lên được đóng các vai kép ba, kép nhì. Trong thời gian này, ông còn làm thêm nghề sắp chữ trong nhà máy in để có tiền học hát cổ nhạc. Khi đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ tan rã, ông lần lượt đi theo nhiều đoàn hát khác nhau.

Năm 17 tuổi, Bảo Chung chuyển từ cổ nhạc sang học tân nhạc. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, vừa tròn 20 tuổi Bảo Chung vẫn phải chuyển từ đoàn hát này đến đoàn hát khác và đi diễn khắp các tỉnh thành từ miền Trung và Đông Nam bộ. Đến khi gia nhập đoàn Sông Hậu 3, ông lần đầu được giao vai kép chánh trong vai Lục Vân Tiên, hát chung với nữ nghệ sĩ Tuyết Thu Hồng trong vai Kiều Nguyệt Nga. Thời gian này, ông vẫn chưa tạo được nhiều người biết đến cho dù có đến 4 năm trong những vai kép mùi, kép chánh và vẫn phải đi diễn ở các tỉnh xa.

Năm 1979, khi đang đi diễn với một đoàn hát tại Quy Nhơn, Bình Định, vì đoàn thiếu diễn viên nên Bảo Chung được giao đóng vai hề cho các vở Lâm Sanh Xuân Nương, Bên Cầu Dệt Lụa. Ban đầu ông không đồng ý nhưng sau đó nhận lời nhập vai, vai diễn của ông khi lên sân khấu đã thành công ngoài dự kiến và từ đó song song với kép chính, Bảo Chung còn kiêm thêm diễn các vai hài.

Năm 1981, Bảo Chung về thành phố Hồ Chí Minh lần lượt gia nhập các đoàn Sài Gòn 1, Sài Gòn 3 và Trần Hữu Trang 1. Suốt thời kỳ này, Bảo Chung có cơ hội được diễn với những danh hài nổi tiếng một thời như Văn Chung, Tùng Lâm, Thanh Hoài, Kim Quang, Ba Vân,[….

Năm 1985 (có thông tin năm 1991) tại đoàn cải lương Sài Gòn 1, Bảo Chung vào vai Trần Lôi trong vở tuồng Chắp Cánh Chim Bằng của tác giả Thanh Kim Huệ, đạo diễn Thanh Điền. Thành công của vai diễn này đã giúp Bảo Chung khẳng định được tên tuổi và khả năng diễn hài của mình với khán giả. Đây còn được coi như vai diễn hài đầu tiên mà ông sử dụng nghệ danh Bảo Chung. Thời gian này, Bảo Chung tiếp tục tạo được dấu ấn với vai hài được coi là nổi bật nhất với vai ông trưởng ấp trong vở Bài Ca Tìm Mẹ của đoàn cải lương Sài Gòn 2.

Năm 1992, ông được khán giả và độc giả các báo trong nước bình chọn là một trong 10 danh hài được yêu thích nhất trong năm[. Năm 1996, trong cuộc thi “Danh hài Thành phố Hồ Chí Minh” được tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình, Bảo Chung đã giành được huy chương vàng của cuộc thi với tiểu phẩm hài Bao Công kỳ cục án.

Sau thành công của Bao Công kỳ cục án, ông tiếp tục sáng tác nhiều tiểu phẩm hài khác Liên khúc tình xa, Tiên Sài Gòn,…Một thời gian sau, sân khấu cải lương bắt đầu thời kỳ xuống dốc do mất dần khán giả, Bảo Chung quyết định rời Nhà hát Trần Hữu Trang chuyển sang thành lập nhóm hài mang tên “Bảo Chung”. Những vở diễn thành công của nhóm trong thời gian này phải kể đến như Bao Công, Tiên ông năm 2000, Táo Quân, Giao thông vận tải,… Năm 2000, tiểu phẩm Tiên Sài Gòn với nội dung chê cười vấn đề giao thông trong nước đã giúp Bảo Chung một lần nữa đoạt huy chương vàng cuộc thi “Danh hài Thành phố Hồ Chí Minh”.

Năm 2004, Bảo Chung được mời đảm nhận một vai phụ trong bộ phim điện ảnh hài mang tên Khi đàn ông có bầu, cùng tham gia phim còn có hàng loạt nghệ sĩ hài nổi tiếng như Tấn Beo, Hồng Vân, Thúy Nga, Bảo Quốc, Phước Sang… Cũng trong năm này, trong cuộc thi “Nụ cười vàng”, nhóm hài Bảo Chung – Tấn Hoàng đã đoạt danh hiệu là một trong 10 nhóm hài được yêu thích nhất. Đây là cuộc thi do Sở Văn hóa – Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sân khấu và Báo Sân khấu Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức để tìm những gương mặt hài và nhóm hài thành công nhất. Cùng đoạt giải còn có các nhóm hài như Tấn Beo – Tấn Bo, nhóm Thúy Nga, nhóm Anh Vũ – Ngọc Giàu, nhóm Hữu Phước, nhóm Hồng Vân – Hoài Linh,…

Cuối năm 2010, Bảo Chung sang Mỹ làm việc với Trung tâm Vân Sơn, ông có dịp diễn hài chung với các nghệ sĩ hải ngoại Vân Sơn, Lê Huỳnh, Quang Minh – Hồng Đào, đặc biệt là Bảo Chung được gặp lại người bạn diễn cũ Kiều Oanh. Năm 2011, ông được nhà nước chứng nhận là Thường trú nhân tại Hoa Kỳ.

Album hài đã phát hành

  • Bảo Chung cười 1 – Liên khúc chiều mưa
  • Bảo Chung cười 2 – Sợ vợ
  • Bảo Chung cười 3 – Kỳ phùng địch thủ
  • Bảo Chung cười 4 – Tui đã biểu…đừng
  • Bảo Chung cười 5 – Được vợ nhờ âm nhạc
  • Bảo Chung cười 6 – Liên khúc tình xa
  • Bảo Chung cười 7 – Ba bức thư tình
  • Bảo Chung cười 8 – Liên khúc đời tôi
  • Bảo Chung cười 9 – Ốm đẹp mập sang
  • Bảo Chung cười 10 – Giấc mơ tỷ phú
  • Bảo Chung cười 11 – Chuyển bại thành xụi
  • Bảo Chung Cười 12 – Kiếp cá độ (2010)
  • Bảo Chung cười 14 – Dưỡng phụ (2010)
  • Thằng vô duyên 1
  • Thằng vô duyên 2
  • Thằng vô duyên 3 – Làm một lần cho đáng
  • Thằng vô duyên 4

Hài đã đóng

  • MC tranh tài
  • Số đỏ
  • Vận xui
  • Ma men
  • Ghen
  • Trả đũa
  • Dạy con hàng xóm
  • Khổ đời tôi
  • Thạch Sanh – Lý Thông
  • Trộm bắt trộm
  • Đôi mắt người thương
  • Ăn mày tìm con
  • Đường lên đỉnh G
  • Cái dậu mồng tơi
  • Kỳ phùng địch thủ
  • Giấc mơ Bao Công
  • Lòng lề đường
  • Tuyển chọn ca sĩ
  • Đêm tân hôn
  • Gài bẫy, bẫy sập
  • Thiên thần cắc cớ
  • Trúng số độc đắc
  • Càn Long tửu
  • Thần Tài gõ cửa
  • Chuyện tình Tây Thi
  • Vùng quê không yên tỉnh

Phim đã tham gia

  • Khi đàn ông có bầu
  • Cổ tích Việt Nam: Đầy tớ và tên trộm
  • Album ca nhạc Trọn đời bên em 9: Giáng trần phần 1 (của ca sĩ Lý Hải)
  • Album ca nhạc Trọn đời bên em 9: Giáng trần phần 2 (của ca sĩ Lý Hải)
  • Album ca nhạc Trọn đời bên em 10: Giáng trần phần 1 (của ca sĩ Lý Hải)
  • Album ca nhạc Trọn đời bên em 10: Giáng trần phần 2 (của ca sĩ Lý Hải)
  • Cải lương đã đóng[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kiều Nguyệt Nga
  • Lâm Sanh – Xuân Nương
  • Thoại Khanh – Châu Tuấn
  • Phạm Công – Cúc Hoa
  • Bên cầu dệt lụa
  • Chắp cánh chim bằng
  • Tìm lại cuộc đời

spot_img

Must Read

Related Articles

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here