Thông tin về NSUT Trần Hạnh
Nghệ sĩ Trần Hạnh là một diễn viên nổi tiếng từ cuối những năm 1970 đến năm 1980. Ông đã lấy được tình cảm của khán giả qua các vai diễn hiền, chân chất mộc mạc nhưng không nhàm chán vai bí thư đảng ủy trong phim “Làng nổi”, ông Khiển trong phim “Người cầu may”, bố Lài trong “tướng về hưu”, bố An trong phim “truyện cổ tích tuổi 17”, bố Mai trong phim “Hãy tha thứ cho em”, ông Lâm trong phim “Chiếc bình tiền kiếp”…
Vai diễn chính đầu tiên của nghệ sĩ Trần Hạnh là vai diễn trong phim Chiếc bình tiền kiếp của Đạo diễn Nguyễn Hữu Phần. Sau đó là hàng loạt phim khác, như Tướng về hưu (phim), Hãy tha thứ cho em, Cỏ lau, Người đàn bà thứ hai, Làng nổi… Vai diễn truyền hình đầu tiên, và cũng là vai mà ông tâm đắc nhất là vai ông Cần trong phim “Cuốn sổ ghi đời” của đạo diễn Tất Bình.
NSUT Trần Hạnh là một nghệ sĩ sân khấu và truyền hình Việt Nam. Trần Hạnh sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Cụ thân sinh ra ông làm việc tại nhà máy in Ngô Tử Hạ ở phố Nhà Thờ, còn mẹ ông là một thương gia nhỏ. Nhưng rồi, hạnh phúc chưa được bao lâu thì trong một cơn đau yếu, bố ông đã ra đi để lại vợ con côi cút. Mồ côi cha từ năm 8 tuổi, ông đã phải sống tự lập rất sớm. Để giúp mẹ nuôi sống gia đình, ông làm nghề đóng giày thuê ở phố Tràng Tiền. Vừa đóng giày, Trần Hạnh vừa tham gia sinh hoạt diễn kịch ở Câu lạc bộ Thanh Niên (của Thành đoàn Hà Nội). Trong câu lạc bộ có nhiều người bạn sau này đã trở thành những tên tuổi gạo cội trong làng kịch Việt Nam như: ĐD Doãn Hoàng Giang, Nghệ sĩ Nhân dân Trọng Khôi, Nghệ sĩ Nhân dân Đoàn Dũng..
Ông lập gia đình khi 23 tuổi, vợ ông là hàng xóm cùng ngõ Phát Lộc (Hàng Bạc, Hà Nội), được bà nội sắp xếp. Dù đã vợ con nhưng không sao bỏ được những buổi “chơi” kịch cùng với ban kịch Thanh niên Hà Nội. Khi mọi người vào học khóa đầu tiên đào tạo diễn viên chính quy của trường Sân khấu thì ông đành phải rẽ ngang về Đoàn kịch Hà Nội bởi lý do duy nhất là phụ cấp ở đó cao hơn 10 đồng.
Ông đã có được những vai diễn xuất sắc trên sân khấu Nhà hát Kịch Hà Nội với nhiều giải vàng, bạc ở các liên hoan sân khấu toàn quốc. Thời hoàng kim của ông là cuối những năm 70, đầu 80 của thế kỷ trước, khi vào vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ “Lam Sơn tụ nghĩa” (huy chương vàng Liên hoan Kịch toàn quốc), đảm nhận một vai chính trong vở “Tiền tuyến gọi” hay trong “Âm mưu và tình yêu” được dựng bởi đạo diễn Nguyễn Đình Nghi. Trong tập sách Người Hà Nội, Lưu Quang Vũ viết: “Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội”. Tổng Bí thư Trường Chinh đã tìm ông và khen ông đóng Âm mưu và tình yêu: “Anh đóng hay lắm, tôi không biết dùng từ thế nào nhưng có thể nói là nó rất lãng mạn”..
Ông về hưu rời Nhà hát Kịch Hà Nội năm 1989. Khởi nghiệp bằng sân khấu kịch và đoạt giải thưởng trong một số Liên hoan sân khấu Toàn quốc nhưng Trần Hạnh lại được công chúng biết đến nhiều qua các vai diễn trong phim truyền hình. Ông là Nghệ sĩ Ưu tú nổi tiếng với các vai ông bí thư đảng ủy trong phim “Làng nổi”, bố An trong phim “Truyện cổ tích tuổi 17”, bố Lài trong “Tướng về hưu”, ông Khiển trong phim “Người cầu may”, ông Lâm trong phim “Chiếc bình tiền kiếp”, bố Mai trong phim “Hãy tha thứ cho em”….
- Với vai Nguyễn Trãi trong vở kịch thơ “Lam Sơn tụ nghĩa”, ông đã huy chương vàng tại Liên hoan Kịch toàn quốc. Lưu Quang Vũ từng viết “Bốn, năm người đóng vai Nguyễn Trãi, riêng Trần Hạnh có phong thái hào hoa của người Hà Nội”
- Với vai diễn trong phim “Âm mưu và tình yêu, nghệ sĩ Trần Hạnh đã được Tổng Bí thư Trường Chinh gặp mặt khen ngợi “anh đóng hay lắm, tôi không biết dùng từ thế nào nhưng có thể nói là nó rất lãng mạn”.
- Tại Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 11 năm 199, nghệ sĩ Trần Hạnh đã giành giải ” Nam diễn viên diễn viên xuất sắc nhất” với vai diễn trong phim “Nước mắt đàn bà”.
- Năm 2010, ông vinh dự nhận “Giải thưởng Cống hiến” tại Liên hoan Truyền hình toàn quốc với vai diễn trong phim “Ngõ lỗ thủng” của đạo diễn Quốc Trọng.
- Năm 1984, ông được phong tặng danh hiệu nghệ sĩ ưu tú
- Tháng 03/2016, khi NSƯT Chí Trung đến thăm nghệ sĩ Trần Hạnh, chứng kiến cảnh cuộc sống khó khăn khi về già của ông liền kêu gọi cộng đồng chung tay giúp đỡ ông. Sau khi lời kêu gọi này được truyền tải trên mạng, đã có hàng nghìn người đã muốn ủng hộ NSƯT Trần Hạnh thông qua Chí Trung. Khi biết được nghĩa cử của Chí Trung và tấm lòng của người hâm mộ NSƯT Trần Hạnh vô cùng xúc động. Tuy nhiên, ông đã từ chối nhận tiền giúp đỡ từ đồng nghiệp và khán giả mà chỉ nhận tình cảm của khán giả dành cho ông. Hiện nay, ông có một cửa hàng tạp hóa a ở ga Trần Quý Cáp. Nguồn thu nhập chính của ông nhờ vào cửa hàng tạp hóa này.
- NSƯT Trần Hạnh đã từng 3 lần đoạt HCV với vai trong vở kịch Nguyễn Trãi, Tiền tuyến gọi, Hamlet, giải Nam diễn viên xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ 11 với phim Nước mắt đàn bà và nhiều giải thưởng khác. Năm 2015, ở tuổi 87, ông vẫn tham gia phim điện ảnh Cha cõng con và phim truyền hình Bão qua làng.
“Tôi thích nhất ở Trần Hạnh là khả năng nắm bắt nhân vật nhanh. Ông chưa bao giờ phải loay hoay với nhân vật cả. Sau này vì nhiều vai diễn trùng nhau có thể ông bị “chết” vai, nhưng chỉ cần nhắc là ông hiểu và ngay lập tức thay đổi cho sát với yêu cầu vai diễn mới. Cách xử lý nhân vật của ông rất thú vị. Tinh thần làm nghề của ông thì diễn viên trẻ còn phải học hỏi nhiều” – Đạo diễn Quốc Trọng.
Thông tin thêm Wiki Trần Hạnh